Bên cạnh các loại tem nhãn decal thông thường thì decal chuyển nhiệt cũng là một loại decal khá được ưa chuộng hiện nay. Vậy in decal chuyển nhiệt là gì?

In decal chuyển nhiệt là gì? Đây là một trong những kỹ thuật in phổ biến nhất hiện nay. In decal chuyển nhiệt cũng khá giống với phương pháp in chuyển nhiệt, nhưng có nhiều ưu điểm và ứng dụng hơn. Vậy sự đa năng của in decal chuyển nhiệt gồm những gì, bạn sẽ biết qua bài viết hôm nay.

In decal chuyển nhiệt là gì?

In decal chuyển nhiệt

Tìm hiểu kỹ thuật in decal chuyển nhiệt

In decal chuyển nhiệt hay còn được gọi với tên thông dụng là decal nhiệt. Đây là loại chất liệu có tính năng và đặc tính cao hơn so với decal thông dụng. Kỹ thuật in này sử dụng nhiệt để làm nóng lớp bao Ribon, để hình ảnh dính lên chặt lên vật liệu cần in.

Bạn cũng có thể hiểu in decal chuyển nhiệt chính làm nóng mực in dưới tác động của nhiệt độ cao. Những phân tử mực nóng lên sẽ bám trực tiếp vào vật liệu cần in và bám chặt vào đó

Dùng mực in có độ bền và liên kết vững chắc

Các vật liệu thường dùng phương pháp In decal chuyển nhiệt là các loại vải, quần áo, giấy cứng, nhựa….. Nhiệt độ mà phương pháp in decal chuyển nhiệt cho độ bền vượt trội từ 150 độ C.

Phân loại in decal chuyển nhiệt là gì?

Như vậy, bạn đã biết được in decal chuyển nhiệt là gì và những đặc điểm của in kỹ thuật số trên. Thế nhưng, trên thực tế in decal chuyển nhiệt được chia thành 5 loại chính, bao gồm: Decal nhiệt PU, giấy Decal Jet-Pro SS, giấy decal chuyển nhiệt 3G Jet – Opaque, decal nhiệt Sublimation, keo in chuyển nhiệt. Cụ thể từng loại như sau:

Decal nhiệt PU

Decal nhiệt PU là một chất liệu được rất nhiều xưởng in chuyên dùng, bởi độ bền màu cực tốt. Sau khi dùng kỹ thuật in này lên áo, quần, hình ảnh hoạ tiết sẽ có độ bám dính cực tốt. Đặc biệt, khi bạn dùng những sản phẩm làm từ decal nhiệt PU, bạn có thể giặt máy giặt mà không lo sợ bị bong tróc…..

Decal nhiệt PU cho độ bền màu rất cao

Decal Jet-Pro SS

Decal Jet-Pro SS là chất liệu có cấu tạo mỏng nhất trong số các loại giấy in decal có mặt trên thị trường. Tuy nhiên, điều này lại giúp chúng được người dùng yêu thích nhờ vào sự tương thích với nhiều dòng máy in khác nhau. Hình ảnh từ giấy in decal Jet-Pro SS rất đẹp và có thể ứng dụng trên nhiều chất liệu vải như: Vải bông, polyester trên nền màu sáng hoặc tối.

Decal chuyển nhiệt 3G Jet – Opaque

Decal chuyển nhiệt 3G Jet – Opaque dễ gia công hơn in kỹ thuật số decal Jet-Pro SS. Chúng chuyên dùng cho sản phẩm cần nhiều họa tiết, màu sắc rực rỡ…

Decal nhiệt Sublimation

Decal nhiệt Sublimation sở hữu khả năng chuyển màu mực in cực kỳ tốt, đạt hiệu ứng và độ bám đến 95%. Đặc biệt, chúng in hiệu quả trên các chất liệu có thành phần chủ yếu là 65% cotton, 35% polyester.

In decal chuyển nhiệt 3

Decal nhiệt Sublimation có hiệu ứng màu hiệu quả

Keo in chuyển nhiệt

Cuối cùng là kỹ thuật in keo chuyển nhiệt, lớp keo chứa bên trong loại decal này có kết cấu rất đặc biệt. Dưới sự tác động của nhiệt độ cao, keo sẽ bắt đầu chuyển hóa từ lỏng – đặc  rất nhanh và tự động bám lên vật liệu cần in sau khi ép.

Quy trình in decal chuyển nhiệt là gì?

In decal chuyển nhiệt có quy trình rất phức tạp, đặc biệt người thực hiện công việc đòi hỏi tính tỉ mỉ cực cao. Vậy các công đoạn in decal chuyển nhiệt là gì, câu trả lời sẽ được cập nhật ngay bên dưới:

Quy trình in decal chuyển nhiệt rất kỳ công

Thiết kế file mẫu để in decal

Trước khi in decal lên sản phẩm, việc đầu tiên bạn cần làm chính là hoàn thiện thiết kế file in mẫu. Công đoạn này được thực hiện trên các phần mềm chuyên thiết kế như Corel, Photoshop hoặc A.I.

Tiến hành gia công cắt/bế decal

Bước tiếp theo chính là gia công cắt và bế decal khi quá trình in mẫu đã hoàn tất. Bế decal với mục đích lột ép nhiệt một cách dễ dàng, thông thường nhân viên sẽ bế theo viền của decal để tạo điều kiện ép nhiệt nhanh chóng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng đến máy cắt decal để làm thao tác này thuận lợi hơn.

Hoàn thành decal ép chuyển nhiệt

Mặc dù bạn đã lột đi phần decal ở bên trên, tuy nhiên trên sản phẩm vẫn có thể tồn nhiều phần decal thừa khác. Ngay lúc này, bạn tiến hành làm sạch hết các chi tiết decal dư trên sản phẩm in như chữ số, hình ảnh… Bạn cần đảm bảo sản phẩm in sau cùng đúng 100% so với file đã thiết kế trước đó. Công đoạn này sẽ khiến người thực hiện tốn kém nhiều thời gian do thao tác lột decal phải chậm mới không làm rách lớp decal cần dùng.

Thao tác lột decal thật chậm rãi

Tiến hành in decal chuyển nhiệt lên sản phẩm

In decal chuyển nhiệt lên sản phẩm là công đoạn đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng hình hình ảnh cần in. Bạn dùng máy ép nhiệt lên vị trí đã được dán keo cố định, để các miếng decal dán chặt vào nhau.

Thời gian cho bước này chỉ mất từ 10 – 15 giây, vì vậy người ta thích dùng phương pháp in decal hơn so với những kỹ thuật in khác. Trong trường hợp bạn là thợ không chuyên và muốn làm thử in kỹ thuật số decal tại nhà. Bạn hãy nhờ tới sự hỗ trợ của chiếc bàn ủi ở nhiệt độ 150 sau đó ép deal là xong.

Cấu tạo của in decal chuyển nhiệt là gì?

In decal chuyển nhiệt có cấu tạo gồm 4 phần: Lớp mặt, lớp keo dính, lớp chống dính và lớp đế. Tương ứng với mỗi bộ phận là một đặc điểm khác và chức năng riêng, cụ thể là:

Decal chuyển nhiệt có cấu tạo 4 phần

Lớp mặt

Lớp mặt đóng vai trò hết sức quan trọng với những sản phẩm cần dùng đến phương pháp in decal. Lớp này cho phép sản phẩm sở hữu những điểm đặc biệt nhờ vào khả năng in decal vượt trội.

Lớp mặt có thể được chế tạo từ những nguyên liệu nhựa, vải, tấm kim loại hay có thể là hợp chất vô cơ. Sự đa dạng về tính năng cũng như chất liệu đã của lớp mặt đã giúp phương pháp in decal chuyển nhiệt được ngành in ấn trọng dụng nhất hiện nay.

Lớp keo dính

Lớp keo dính có chức năng chính là hình thành lớp keo và tạo độ bám dính lên các bề mặt khác, trong đó có lớp mặt. Lớp keo có kết cấu vô cùng đặc biệt, vì lẽ đó mà chúng cho khả năng bám dính cực tốt.

Lớp chống dính

Lớp tiếp theo là chống dính, thành phần chủ yếu của lớp này chính là các loại silicon. Tác dụng của lớp chống dính chính là ngăn không cho lớp keo dính vào lớp đế ở bên dưới. Ngoài ra, lớp này còn giúp người dùng có thể dễ dàng bóc tách lớp đế một cách thuận lợi.

Lớp đế

Giấy Kraft và Glassine là hai thành phần chính tạo nên lớp đế hoàn hảo nhất. Chức năng của lớp đế là bảo vệ đặc tính của lớp keo còn nguyên vẹn đảm bảo đủ lượng keo sử dụng cho decal.

Ưu, nhược điểm của phương pháp in decal chuyển nhiệt là gì?

Phương pháp in decal chuyển nhiệt được nhiều cơ sở in sử dụng nhờ có nhiều ưu điểm bên trong. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

+ Chống bong tróc, trầy xước hình ảnh, hoạt tiết được in trên thành phẩm.

+ Tạo hiệu ứng màu đa dạng với hơn hàng trăm màu sắc khác nhau.

+ Có khả năng kháng nước tốt.

+ Lớp keo có độ bám dính và liên kết chặt, hạn chế sự phai màu trên áo, quần….

+ Có thể ép hình ảnh, chữ lên trên tất cả các vật liệu như vải, lụa, nhựa, giấy cứng….

+ Thời hạn hoàn thành in nhanh chóng, mỗi sản phẩm in decal chuyển nhiệt đạt tốc độ trung bình chỉ từ 15 – 30 giây. Do đó, các xưởng in có thể tạo ra số lượng lớn trong thời gian rất ngắn.

Nhược điểm

Khi dùng kỹ thuật in decal chuyển nhiệt, bạn cần dùng đến thiết bị, máy móc hiện đại. Do đó, người giám sát cũng phải có lượng kiến thức và kinh nghiệm làm việc lâu năm. Như vậy, họ mới có thể điều phối và xử lý kịp thời những tình huống có thể phát sinh khi máy làm việc. Nên in decal chuyển nhiệt có nhược điểm là người vận hành phải có chuyên môn cao.

Ứng dụng của in decal chuyển nhiệt là gì với đời sống

Ngày nay, thị trường ngày càng phát triển thì in decal chuyển nhiệt cũng được tận dụng triệt để trong tất cả ngành nghề. Trong đó, lĩnh vực in vải vẫn dùng chủ yếu phương pháp in decal chuyển nhiệt.

Sản phẩm decal nhiệt trên ấm pha trà

+ In lên chất liệu gỗ, nhựa, gạch men

+ In trên thủy tinh, ly, chén, pha lê..

+ In lên vật liệu kim loại

+ In logo quảng cáo

+ In nhãn mác…

Lưu ý khi dùng sản phẩm từ in decal chuyển nhiệt

Nếu bạn muốn sử dụng sản phẩm từ in decal chuyển nhiệt lâu dài, hãy tham khảo các lưu ý bên dưới đây:

+ Hạn chế sử dụng bột giặt có chứa thành phần tẩy rửa quá mạnh, vì lâu dài chúng sẽ làm mất đi màu sắc của họa tiết in.

+ Không dùng nước nóng để ngâm áo, quần vì nhiệt độ cao sẽ khiến lớp keo của decal giãn nở, các họa tiết in bị biến dạng.

+ Không phải hình ảnh in trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, cách tốt nhất bạn nên lộn ngược sang mặt trái của sản phẩm để phơi.

+ Ủi áo ở nhiệt độ thấp, để tránh nhiệt nóng từ bàn ủi làm mất đi thẩm mỹ của họa tiết.

Tags:
in decal, tem nhãn decal, in decal chuyển nhiệt
Chia sẻ bài viết: